Những ngày qua hầu hết các báo đài trong nước đều loan tin việc "Chim Yến" nhiễm cúm A H5N1, trong khi đại dịch cúm A H5N1 vào năm 2010 thì không tìm ra được hoặc phát hiện một trường hợp nào chim yến dương tính với H5N1, hoặc trước đây các nhà khoa học hầu hết đều cho rằng Chim Yến miễn nhiễm với cúm A H5N1, vậy tại sao nay lại phát hiện tại Ninh Thuận nhiều trường hợp dương tính với H5N1, trong khi đại bản doanh của Chim Yến tại Indonesia, Malaysia, ThaiLand vẫn chưa phát hiện ra trường hợp nào dương tính với H5N1.
Có nhiều lý luận được đưa ra:
_ Các nước bạn không quyết liệt trong việc phòng chống cúm A H5N1 như Việt Nam - Nhưng trường hợp này bị loại ngay từ đầu vì hầu hết những nước trên đều có truyền thống nuôi yến lâu hơn Việt Nam hàng chục năm và nền y học của họ cũng phát triển hơn Việt Nam, họ đủ hiểu biết và nhận thức về hậu quả của việc lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng này.
_ Trường hợp 2 do mâu thuẩn nội bộ của các Công Ty nuôi yến ,các hộ dân nuôi yến hoặc 1 chiêu PR thương hiệu kiểu mới ....
_ Cúm A H5N1 biến thể...để có thể lây nhiễm trên chim yến.
_ Thức ăn nuôi yến do con người tạo ra có mầm mống dịch bệnh H5N1
và nhiều những lời đồn khác...
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những lời đồn thổi và trong lúc chờ những xác định chính thức từ cơ quan chức năng các hộ nuôi yến có thể làm gì:
1. Vệ sinh chuồng trại: quét dọn vệ sinh sạch sẽ môi trường xuanh quanh và bên trong nhà yến.
2. Cách lý các gia cầm khác với môi trường nhà yến, nhốt cẩn thận các loại gia cầm khác để đề phòng dịch bệnh lây lan từ các loài chim khác.
3. Gửi mẫu phân từ nhà yến và mẫu yến chết (nếu có), tổ yến tới các cơ quan chức năng để giám định.
4. Xịt thuốc kháng & diệt khuẩn sử dụng hóa chất Cloramin - B hoặc Clorua Vôi được Bộ Y Tế công nhận, tại nhà yến và các môi trường xung quanh nhà yến để chống lây nhiễm cúm A H5N1.
5. Trong quá trình khai thác tổ yến và xịt thuốc kháng khuẩn nên trang bị bao tay, khẩu trang y tế để bảo vệ chính bản thân người trực tiếp thực hiện.
Bộ Phận Xử Lý Tình Huống Khẩn Cấp ThietBiNuoiYen.com